Trẻ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh và một trong những dưỡng chất cần thiết nhất đó chính là chất đạm. Nhưng mẹ cần bổ sung đạm cho bé đúng cách vì bổ sung quá nhiều đạm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy bổ sung bao nhiêu đạm là đủ cho trẻ? Thực phẩm giàu protein cho trẻ là gì?
Vai trò của chất đạm đối với sự phát triển của trẻ
Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ:
- Đạm tham gia vào quá trình hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể.
- Hoạt động như một loại enzyme, kháng thể, nội tiết tố của cơ thể.
- Đạm cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Đạm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Đạm còn can thiệp vào tất cả các chức năng của cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ thần kinh,…
Vì vậy, việc bổ sung chất đạm vào bữa ăn của trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Chất đạm sẽ giúp trẻ tăng trưởng về thể chất và trí não tốt nhất.
Nếu thiếu chất đạm, trẻ sẽ gặp các tình trạng sau:
- Suy dinh dưỡng nặng.
- Trẻ chậm phát triển chiều cao, cân nặng
- Trẻ dễ bị thiếu máu.
- Trẻ bị suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến phát triển trí não.
Chất đạm có nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ nhưng mẹ không quên bổ sung cân đối 4 nhóm thực phẩm khác là chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Trong đó tinh bột và chất béo sẽ cung cấp thêm năng lượng cho trẻ còn đạm tham gia xây dựng và tái tạo mô. Nhưng nếu ba mẹ bổ sung quá nhiều chất đạm cho trẻ sẽ khiến tình trạng dư thừa đạm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, dư thừa calo trong cơ thể, nếu trẻ lười vận động, năng lượng tích tụ dưới dạng mỡ dẫn đến thừa cân béo phì.
Nhu cầu chất đạm cho trẻ tuỳ độ tuổi
Tùy theo từng độ tuổi mà nhu cầu chất đạm ở trẻ khác nhau. Trung bình mỗi ngày trẻ cần khoảng 2g đạm/kg trọng lượng cơ thể:
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 15 – 18g/ngày.
- Trẻ 4 – 6 tuổi cần 20 – 23g/ngày.
- Trẻ từ 7 – 10 tuổi cần 28 – 32g/ngày.
- Trẻ từ 11 – 14 tuổi cần 42 – 45g/ngày.
Tuy nhiên, khi bổ sung đạm cho trẻ cần lưu ý lượng đạm không tương đương với lượng thịt. Trong 20 – 30g thịt chưa qua chế biến chỉ chứa 4 – 6g đạm. Đối với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, nhu cầu đạm cao hơn. Giữa đạm động vật và thực vật thì đạm động vật được ưu tiên hơn vì giá trị dinh dưỡng cao và chứa nhiều axit amin thiết yếu. Trong bữa ăn hàng ngày của trẻ lượng đạm động vật nên chiếm khoảng 50 – 60%. Tuy nhiên, trẻ cần được bổ sung đa dạng đạm thực vật và động vật để hấp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, tránh bổ sung quá nhiều chất đạm vì có thể ảnh hưởng đến gan và thận của trẻ.
Thực phẩm bổ sung đạm cho bé
Bổ sung đạm cho bé bằng trứng
Trứng là một trong những thực phẩm giàu chất đạm. Trung bình một quả trứng có tới 6g đạm và nhiều vitamin tốt cho sự phát triển của trẻ. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm mẹ chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ, lòng trắng nên dùng cho bé trên 1 tuổi.
Một số món từ trứng có thể cho trẻ ăn dặm như cháo trứng, lòng đỏ hấp,… Đối với trẻ nhỏ mới bắt đầu tập ăn dặm chỉ nên ăn 1/2 lòng đỏ và ăn 3 lần/tuần, đối với trẻ từ 9 tháng có thể ăn 1 lòng đỏ trứng gà. Trẻ 1 – 2 tuổi trở lên có thể ăn 2-3 quả trứng mỗi tuần.
Theo một số báo cáo, ăn nhiều lòng đỏ trứng có thể làm tăng cholesterol, gây hại cho tim mạch. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác hại của việc ăn nhiều trứng và bệnh tim.
Cá
Cá được biết đến là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào và giàu axit béo omega-3. Chất đạm trong cá giúp cơ thể hình thành và phát triển hệ cơ bắp, axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm giúp não bộ phát triển. Bổ sung cá vào thực đơn ăn dặm của trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng. Đối với trẻ nhỏ mẹ nên bổ sung các loại cá như cá hồi, cá ngừ,… bằng cách nấu cháo, chiên, hấp, nấu canh,… để đa dạng món ăn cho trẻ.
Thịt bò
Một trong những thực phẩm giàu protein cho trẻ chính là thịt bò. Lượng protein trong thịt bò chứa tới 36g/100g thịt bò, ngoài ra thịt bò còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, kali, kẽm,… Với thịt bò như cháo bò bằm, bò hầm, cháo bò bằm với rau củ,…
Thịt gà
Thịt gà là thực phẩm giàu vitamin B5 và chất đạm, khoảng 100g thịt gà cung cấp cho cơ thể 30g chất đạm. Tuy không phải là thực phẩm giàu protein nhất nhưng thịt gà lại là loại thịt dễ ăn, có thể chế biến thành nhiều món. Với thịt gà, mẹ có thể làm ức gà luộc/hấp/xào cho bé ăn dặm hoặc dùng thịt gà để nấu cháo, nấu súp,…
Bổ sung đạm cho bé bằng tôm
Tôm chứa nhiều chất đạm và cực kỳ dễ ăn, trong 100g tôm có chứa 21g chất đạm. Tôm còn chứa nhiều dưỡng chất khác như selen, omega-3,… giúp phát triển trí não. Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm khi trẻ được 8 tháng tuổi, bắt đầu với những món ăn mềm, lỏng như cháo tôm, súp tôm, khi bé đã quen dần, nhai tốt hơn, mẹ có thể nấu tôm hấp, tôm xào rau củ,,… để kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
Các loại đậu, hạt
Các loại đậu cũng là thực phẩm giàu chất đạm và chất xơ tốt cho sức khỏe của trẻ như như hạt óc chó, đậu đen, đậu thận, hạnh nhân,… Các loại đậu, hạt đều chứa vitamin A, C, K là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Mẹ có thể dùng đậu để nấu cháo, làm sữa hạt, làm bánh,… và nhiều món ăn dặm đa dạng cho bé.
Sữa và các thực phẩm từ sữa
Sữa và các thực phẩm từ sữa được biết đến là thực phẩm giàu chất đạm và canxi. Bên cạnh việc cung cấp một lượng lớn khoáng chất, sữa còn bổ sung năng lượng và phục hồi các mô trong cơ thể. Bên cạnh sữa tươi, mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua, phô mai để tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
Chuối
Chuối thường được biết đến là loại trái cây giàu kali và cũng giàu chất đạm, trong 100g chuối cỡ vừa có tới 4g protein. Mẹ có thể cho bé ăn chuối sau mỗi bữa ăn, nướng bánh, kết hợp với sữa chua và các loại hoa quả khác để bé ăn dặm.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong số ít loại rau giàu chất đạm, chất xơ và vitamin. Trong 100g bông cải xanh có 3.2 chất đạm, nhiều hơn rất nhiều so với các loại rau xanh khác. Với bông cải xanh, mẹ có thể dùng để nấu cháo, luộc/hấp cho trẻ ăn trực tiếp.
Khoai lang
Trong 100g khoai lang có tới 5.4g protein cũng như hàm lượng chất xơ và vitamin A dồi dào nên mẹ có thể sử dụng để hấp/luộc cho trẻ ăn trực tiếp, làm bánh, nấu sữa cho các bữa phụ của trẻ.
Thực phẩm giàu đạm cho bé rất đa dạng và không phải loại nào cũng phù hợp với trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Mẹ cần chú ý và lựa chọn đúng loại thực phẩm bổ sung đạm cho bé phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các món ăn, đảm bảo đầy đủ các nhóm chất sẽ là chìa khóa giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh.
- 4 Môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện
- Để trẻ luôn khỏe trong mùa đông
- Ba mẹ nên cho trẻ chơi gì vào mùa đông?
- CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ VÀO THỜI TIẾT GIAO MÙA
- Những thực phẩm giúp tăng chiều cao tối ưu cho trẻ
- [BÁO TUOITRE.VN] Lumiar Gain – giúp con tăng cân, tăng chiều cao
- [BÁO ZING.VN] Lumiar – trợ thủ giúp mẹ bận rộn chăm lo sức khỏe cả nhà
- Cách nuôi dạy con thông minh của bố mẹ hiện đại
- Thực phẩm giúp xương chắc khoẻ
- Những loại thực phẩm giàu canxi tốt cho mẹ bầu
- Chăm sóc, dinh dưỡng cho bé phù hợp theo từng độ tuổi
- 4 Nhóm chất quan trọng đối với cơ thể