Glucid hay chất bột đường là 1 trong 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể trẻ. Có vai trò cung cấp năng lượng chính cho cơ thể để duy trì sự sống và hoạt động thể lực. Nếu không có bột đường, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ năng lượng. Do đó, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ tinh bột vào thực đơn cho trẻ em để có đủ năng lượng để học tập cũng như vui chơi.
Lợi ích từ chất bột đường với sức khoẻ của trẻ
– Cung cấp năng lượng: Vai trò chính của chất bột đường là sinh năng lượng với hơn 1/2 năng lượng của khẩu phần là do glucid cung cấp. Trong cơ thể, 1g glucid được oxy hóa cho 4Kcal, đó là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể
– Vai trò tạo hình: Chất bột đường có vai trò tạo hình vì nó có mặt trong thành phần tế bào, tổ chức. Mặc dù cơ thể luôn phân hủy glucid để cung cấp năng lượng nhưng mức glucid trong cơ thể vẫn ổn định nếu ăn vào đầy đủ.
– Điều hòa hoạt động của cơ thể: Khi nhu cầu năng lượng cao mà dự trữ glucid của cơ thể không đầy đủ, cơ thể tạo glucid từ lipid. Ngược lại, một lượng glucid thừa dễ dàng chuyển đổi thành lipid tích lũy trong các tổ chức mỡ dự trữ của cơ thể.
– Khẩu phần được cung cấp đầy đủ glucid làm giảm thủy phân protein đến mức tối thiểu. Khẩu phần ăn nghèo protein nhưng đầy đủ glucid có khả năng tiết kiệm protein. Ngược lại, khi lao động nặng mà cung cấp glucid không đầy đủ sẽ làm tăng phân hủy protein.
– Nguồn cung cấp chất xơ: Chất xơ làm khối thức ăn lớn hơn, do đó tạo cảm giác no, tránh việc tiêu thụ quá nhiều chất sinh năng lượng. Chất xơ còn hấp thụ những chất có hại trong ống tiêu hóa, ví dụ cholesterol dư thừa, các chất gây oxy hóa, chất gây ung thư…
Chất bột đường có trong thực phẩm nào?
Thực phẩm thuộc nhóm chất dinh dưỡng có bột đường thường được dùng là ngũ cốc (gạo, ngô, bột, mỳ, kê, miến…). Ngũ cốc khô chứa 70% chất bột trở lên, ngoài ra ngũ cốc còn chứa một phần chất đạm.
– Gạo: Chất lượng protít trong gạo là tốt nhất, tiếp đến là bột mì và cuối cùng là ngô. Lớp ngoài cùng của hạt gạo và mầm hạt gạo đều chứa các chất dinh dưỡng quý như đạm, mỡ, canxi và vitamin nhóm B cần thiết trong thực đơn cho trẻ. Không nên xay xát gạo trắng quá làm mất chất dinh dưỡng. Khi nấu cơm cũng làm mất vitamin B1, vì vậy không nên vo gạo kỹ quá, tra gạo vào nồi khi nước đã sôi. Đậy vung khi thổi cơm.
– Bánh mỳ: Chất lượng bánh mỳ phụ thuộc vào độ chua, độ ẩm và xốp. Bánh xốp, vỏ mềm dễ tiêu hoá. Độ chua và độ ẩm cao làm giảm chất lượng bánh. Đây cũng là một thực phẩm quen thuộc có thể bổ sung chất đường bột cho trẻ.
– Khoai, sắn: Hàm lượng chất bột trong khoai sắn tươi chỉ bằng 1/3 hàm lượng chất bột trong ngũ cốc. Hàm lượng chất đạm trong khoai sắn cũng ít nên ăn khoai, sắn nhiều cần phải ăn thêm chất đạm nhất là đối với trẻ em để phòng suy dinh dưỡng.
Chất bột đường đóng vai trò rất quan trọng trong thực đơn cho trẻ vì thế hãy cho trẻ ăn vừa đủ lượng bột đường cần thiết nhé.
- 4 Môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện
- Để trẻ luôn khỏe trong mùa đông
- Ba mẹ nên cho trẻ chơi gì vào mùa đông?
- CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ VÀO THỜI TIẾT GIAO MÙA
- Những thực phẩm giúp tăng chiều cao tối ưu cho trẻ
- [BÁO TUOITRE.VN] Lumiar Gain – giúp con tăng cân, tăng chiều cao
- [BÁO ZING.VN] Lumiar – trợ thủ giúp mẹ bận rộn chăm lo sức khỏe cả nhà
- Chế độ chăm sóc người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường
- Các loại thực phẩm giàu vitamin A mẹ nên bổ sung cho trẻ
- 5 Lợi ích khi cho trẻ ăn trái cây
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong những ngày tết
- Những bí quyết giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu