Biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp ở trẻ khi bước vào các giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể. Biếng ăn sinh lý thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu mẹ không theo dõi tình trạng này có thể chuyển thành biếng ăn tâm lý, khó để khắc phục.
Biếng ăn sinh lý là gì?
Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ đột ngột lười ăn hoặc ăn ít hơn so với bình thường trong khoảng 1, 2 ngày. Cũng có những trường hợp kéo dài đến 1-2 tuần tùy theo giai đoạn. Trẻ có thể gặp phải biếng ăn sinh lý nhiều lần trong suốt quá trình phát triển. Có thể là thời điểm bắt đầu ăn dặm, mọc răng, tập đi, tập nói… Giữa các giai đoạn này, cơ thể trẻ có sự thay đổi về mặt sinh lý. Từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn sinh lý
Biểu hiện của biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ
Trẻ đột ngột lười ăn: Đây là biểu hiện đầu tiên và rõ rệt nhất khi trẻ bị biếng ăn sinh lý. Trẻ nhỏ có thể chỉ ăn vài thìa hoặc gần như không muốn ăn bất cứ thứ gì, kể cả những món khoái khẩu.
Ngậm đồ ăn, lười nuốt: Khi ăn trẻ thường có thái độ không hợp tác, ngậm đồ ăn rất lâu. Thậm chí còn quấy khóc, phun thức ăn ra ngoài… Bữa cơm có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ trong sự chán nản của cả mẹ và bé.
Nghịch ngợm, không tập trung ăn uống: Ở giai đoạn trẻ bắt đầu tập bò, tập đi trẻ rất thích khám phá những điều mới lạ từ môi trường xung quanh. Chính vì thế n trẻ thường không chịu ngồi yên trong mỗi giờ ăn. Nhiều bé hiếu động, mải chơi quên ăn, hoặc có ăn cũng không hề tập trung, phớt lờ khi mẹ bón cơm.
Khi gặp phải tình trạng biếng ăn sinh lý sức khỏe của trẻ gần như không bị ảnh hưởng. Chiều cao, cân nặng vẫn duy trì ở mức ổn định. Các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp…cũng không có dấu hiệu gia tăng. Khi cơ thể con đã thích nghi được với những giai đoạn chuyển đổi sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên cũng phải lưu ý vì không ít trường hợp biếng ăn có thể kéo dài quá 1 tháng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ có thể xảy ra ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tuy nhiên theo các chuyên gia Nhi thì nó thường tương ứng với những sự thay đổi về sinh lý của cơ thể. Cụ thể:
Giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi: Thời điểm trẻ bắt đầu học lẫy, ngửa cổ, quanh sát và khám phá môi trường xung quanh.
Giai đoạn từ 9 – 10 tháng tuổi: Lúc này bé bắt đầu tập bò, tập đứng, tập đi vì thế bé thích thú với những thay đổi mới lạ này. Vì thế những bữa ăn sẽ không còn hấp dẫn, kích thích bé như trước nữa.
Giai đoạn mọc răng: Những chiếc răng đầu tiên mọc lên sẽ làm lợi bị tổn thương, sưng đau hoặc sốt. Khi đó trẻ thường rất khó chịu, mệt mỏi, không muốn ăn uống gì.
Cách xử lý khi trẻ biếng ăn sinh lý
Bé biếng ăn sinh lý là hiện tượng bình thường và xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ do những thay đổi sinh lý trong các giai đoạn phát triển. Ở những thời kỳ này trẻ cần thời gian để thích nghi với những thay đổi trong cơ thể, chính vì vậy mẹ không cần quá lo lắng.
Tình trạng này thường chỉ kéo dài 1 vài ngày hoặc 1 vài tuần. Tuy nhiên để giúp con vượt qua những “khủng hoảng” này mẹ có thể giúp con bằng cách:
Chia nhỏ bữa ăn: Trẻ nhỏ khi bắt đầu bước vào giai đoạn biếng ăn sinh lý thường lười ăn, ăn rất ít thậm chí còn bỏ bữa. Vì vậy mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn và cho bé ăn thành bữa trong ngày. Mỗi lần cho trẻ ăn từng chút từng chút. Vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa khiến bé không cảm thấy bị “nhồi nhét” quá nhiều
Chế biến món ăn đa dạng, đẹp mắt: Chế biến món ăn đa dạng và trang trí món ăn đẹp mắt, bắt mắt hơn. Một thực đơn bữa ăn phong phú cùng với hình thức đẹp để kích thích con ăn nhiều hơn.
Giúp bé tập trung trong bữa ăn: Khi trẻ không ăn nhiều phụ huynh không nuông chiều con, không cho con xem tivi, điện thoại, ipad… khi đến bữa mà nên giúp con tập trung ăn uống, con sẽ không bị phân tâm mà sẽ ăn nhanh hơn.
Trẻ biếng ăn sinh lý bố mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần tinh tế và quan sát trẻ kỹ hơn một chút thì việc biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ sẽ nhanh chóng được bố mẹ nhận thấy và khắc phục kịp thời.
Quan sát sự thay đổi của trẻ: Theo dõi các biểu hiện của bé để kịp thời phát hiện các biểu hiện của chứng biếng ăn sinh lý. Từ đó nhanh chóng điều chỉnh và giúp bé khắc phục.
Không ép, dọa nạt hay quát mắng con: Khi thấy trẻ có thái độ không hợp tác, không chịu ăn mẹ hãy kiên nhẫn. Không nên dọa nạt, quát mắng thúc giục trẻ ăn. Điều này có thể khiến trẻ sợ hãi ảnh hưởng đến tâm lý.
- CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ VÀO THỜI TIẾT GIAO MÙA
- 4 Môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện
- Để trẻ luôn khỏe trong mùa đông
- Ba mẹ nên cho trẻ chơi gì vào mùa đông?
- Những thực phẩm giúp tăng chiều cao tối ưu cho trẻ
- [BÁO TUOITRE.VN] Lumiar Gain – giúp con tăng cân, tăng chiều cao
- [BÁO ZING.VN] Lumiar – trợ thủ giúp mẹ bận rộn chăm lo sức khỏe cả nhà
- Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
- Bổ sung đạm thế nào là hợp lý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Trẻ uống nước ở nhiệt độ nào là tốt nhất?
- Điểm qua 7 loại quả giàu vitamin C