Những năm đầu đời là khoảng thời gian bé yêu phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn trí não. Những gì bé ăn uống trong giai đoạn này chính là nền tảng chủ chốt, có vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của bé. Vậy mẹ cần chú ý những gì trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm?
4 nhóm thực phẩm cho trẻ ăn dặm
- Nhóm chất bột đường
Mẹ nên chú ý bổ sung nhóm chất bột đường vào khẩu phần ăn dặm để cung cấp năng lượng giúp bé khỏe, chạy nhảy, hoạt động linh. Các chất này sẽ phần lớn được cơ thể biến đổi thành đường glucose để cung cấp năng lượng cho các tổ chức như hệ thống thần kinh trung ương, hồng cầu…
- Nhóm chất đạm
Chất đạm sẽ giúp bé cấu tạo cơ bắp, hoàn thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể bé chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đồng thời hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp bé thông minh hơn.
Bé 6 – 8 tháng tuổi cần được cung cấp khoảng 18 g đạm/ngày và bé từ 9- 11 tháng là 20 g đạm/ ngày. Vậy nên, để cung cấp đủ lương đạm cần thiết cho bé thì ngoài lượng đạm có trong sữa mẹ cần bổ sung thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu đỗ … vào bữa ăn dặm cho bé, mẹ nhé.
- Nhóm chất béo
Không những cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, chất béo còn giúp khơi gợi cơn thèm ăn cho bé, đồng thời hỗ trợ cơ thể bé hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Vì vậy, mẹ nhớ thêm 2 muỗng canh (muỗng 5 ml) dầu ăn khi cho trẻ ăn dặm nha, nhất là các loại dầu thiên nhiên như dầu mè, hoặc dầu ô liu, dầu đậu nành… sẽ rất tốt cho bé đấy.
- Nhóm Vitamin và khoáng chất
Thiếu vitamin và khoáng chất sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vitamin A giúp cho bé có đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh, vitamin C giúp bé tăng sức đề kháng cùng các vitamin nhóm B hỗ trợ hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh, thúc đẩy sự phát triển tế bào của cơ thể bé.
Sắt cùng với protein tạo thành huyết sắc tố để vận chuyển oxy và CO2, phòng bệnh thiếu máu thiếu săt. Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng của bé, canxi để củng cố khung xương và răng bé thêm chắc khỏe.
Mẹ có thể bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé bằng các thực phẩm động vật như: thịt bò, thịt gà, cá, sữa … hay các loai thực phẩm thực vật như: rau, củ, trái cây, ngũ cốc …. bông cải xanh, đậu nành, quả bơ, trái cây tươi, sữa tươi, khoai tây, ngũ cốc và rau xanh…
Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái, không ép bé tránh dẫn đến tâm lý sợ hãi khi đến giờ ăn.
Bí quyết bảo vệ dưỡng chất không bị thất thoát khi chế biến cho trẻ ăn dặm Để giữ vitamin không bị hòa tan khi ngâm quá lâu trong nước như vitamin C…, mẹ nhớ rửa sạch các loại rau củ dưới vòi nước chảy.
Chế biến như xắt, băm thưc phẩm ngay trước khi nấu mới tốt vì nếu để lâu dễ làm biến chất, mất vitamin… Mẹ chịu khó nấu mới mỗi lần cho bé ăn vì hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ hao hụt dưỡng chất trong thực phẩm.
Chúc mẹ sẽ thành công trong việc giúp bé hoàn thành ngoạn mục cột mốc ăn dặm quan trọng này nhé!
- 4 Môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện
- Để trẻ luôn khỏe trong mùa đông
- Ba mẹ nên cho trẻ chơi gì vào mùa đông?
- CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ VÀO THỜI TIẾT GIAO MÙA
- Những thực phẩm giúp tăng chiều cao tối ưu cho trẻ
- [BÁO TUOITRE.VN] Lumiar Gain – giúp con tăng cân, tăng chiều cao
- [BÁO ZING.VN] Lumiar – trợ thủ giúp mẹ bận rộn chăm lo sức khỏe cả nhà
- Nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi
- Các loại thực phẩm giàu vitamin A mẹ nên bổ sung cho trẻ
- Top 5 thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bà bầu
- Bữa phụ nên cho trẻ ăn gì?
- Những bí quyết giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu