Đừng để con bị suy dinh dưỡng vì thiếu Lysine

Lysine (hoặc L-Lysine) là một axit amin cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh của trẻ em lẫn người trưởng thành. Cơ thể không tổng hợp được axit amin này. Vì vậy, lysine phải được cung cấp từ thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.

Vai trò và biểu hiện của thiếu lysine

Lysine tham gia vào nhiều hoạt động chức năng trong cơ thể, như:

– Tham gia tạo cơ, tái tạo mô sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương.

– Tạo kháng thể, kích thích tiết hormone tăng trưởng (growth hormone).

– Kích thích sản xuất men tiêu hóa làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả.

– Giúp xương và răng chắc khỏe bằng cách làm cho quá trình hấp thu canxi diễn ra tốt nhất và làm nguyên liệu để cơ thể tổng hợp collagen, là chất giúp hoàn thiện cấu trúc của xương, gân, sụn và làm cho làn da của trẻ mềm mại, mịn màng.

– Thúc đẩy cơ thể sản xuất ra carnitine, là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng và giảm lượng cholesterols trong máu.

Trẻ thiếu lysine thường có những biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt – chóng mặt, rụng tóc, biếng ăn, dễ kích động, thiếu máu, chậm tăng trưởng chiều cao.

Thực phẩm đủ lysine

Một thực phẩm được đánh giá là có đủ lysine khi có chứa ít nhất 51mg lysine trong 1gram protein (chất đạm) của thực phẩm (nghĩa là có ≥ 5.1% lysine trong tổng lượng protein). Như vậy, thực phẩm có nhiều lysine nhất là cá, sau đó là các loại thịt đỏ, thịt cừu, thịt gia cầm, thịt heo, các loại sữa có bổ sung lysine, kế tiếp là lòng đỏ trứng, các loại đậu, rau đậu và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai; ngoài quả bơ, nhóm rau và trái cây chứa rất ít lysine.

Nhu cầu lysin của trẻ em

Lượng lysine cần cho trẻ hàng ngày thay đổi theo tuổi và cân nặng (kg) của từng cá thể, cụ thể như sau:

Khắc phục tình trạng thiếu hụt lysine ở trẻ em

Cơ thể không tổng hợp được lysine. Khi trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao thì lysine là một trong những dưỡng chất cần được ưu tiên bổ sung. Việc lựa thực phẩm giàu lysin để chế biến các món ăn chỉ là một trong các giải pháp, bởi vì trẻ biếng ăn ăn rất ít, nên khó nhận đủ lượng lysine cần cho cơ thể từ 3 bữa ăn chính; cần chọn thêm những thực phẩm có bổ sung lysin (ví dụ như sữa được bổ sung lysine) hoặc dùng thuốc bổ có lysin theo toa bác sĩ.

Lưu ý khi chế biến và dự trữ những thực phẩm có lysine

Theo các công trình nghiên cứu, hàm lượng lysine sẽ giảm khi dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh 48 giờ ở nhiệt độ 4 độ C hoặc trong tủ đông 15 ngày ở nhiệt độ âm 20 độ C. Như vậy, để tận dụng lượng lysine bạn hãy cho trẻ ăn thực phẩm tươi mới, hạn chế dự trữ lâu ngày.

Lượng lysine sẽ mất ít khi thực phẩm được làm nóng ở nhiệt độ 75 độ C trong 15 giây và mất nhiều hơn khi thực phẩm bị làm nóng ở nhiệt độ 63 độ C trong 30 phút; điều này có nghĩa là khi chế biến các món ăn giàu lysine bạn nên nấu chín nhanh hơn là hầm lâu trên bếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *