Ăn dặm được xem là bước đệm giúp bé làm quen với các loại thực phẩm khác bên cạnh sữa mẹ. Bỏ túi những “bí kíp” ăn dặm đúng cách sẽ giúp hành trình làm quen với thức ăn của con suôn sẻ hơn mẹ nhé!
Vì sao mẹ cần tập cho trẻ ăn dặm đúng cách?
Bên cạnh sữa mẹ, bé cần bổ sung dưỡng chất từ nhiều loại thực phẩm khác nhau do nhu cầu năng lượng và dưỡng chất ngày càng tăng. Lý do là tròn 6 tháng tuổi, sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu tăng trưởng của con nữa. Vì vậy, ăn dặm đúng cách sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời trong hành trình phát triển của trẻ:
– Đảm bảo cơ thể luôn đủ năng lượng để hoạt động và phát triển ổn định.
– Giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm quen và dễ dàng tiếp nhận các nguồn dinh dưỡng mới.
– Cơ hội để bé tập dùng lưỡi, răng, miệng… để nhai và nuốt thức ăn.
– Giúp thúc đẩy trẻ phát triển vị giác, khứu giác và các kỹ năng ăn uống về sau.
Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tròn 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ tương đối ổn định. Dạ dày, mật tụy tiết ra được nhiều enzyme hơn, giúp tiêu hóa tốt thực phẩm mới ngoài sữa mẹ.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có một số trường hợp mẹ ít sữa hay bé không chịu uống sữa công thức thì mẹ buộc phải cho bé ăn dặm sớm hơn. Mẹ lưu ý nên hỏi ý kiến từ chuyên gia y tế hoặc được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn trước khi cho bé ăn dặm nhé.
Những lưu ý khi ăn dặm
Trước khi cho con ăn dặm, mẹ hãy nắm vững những lưu ý dưới đây để trải nghiệm đầu đời của trẻ không chỉ thú vị mà còn suôn sẻ:
– Ăn từ loãng đến đặc: Vì bé đang quen với dạng lỏng từ sữa mẹ, chuyển sang thức ăn thô là trải nghiệm hết sức mới mẻ với bé. Để bé làm quen và ăn dặm ngoan hơn, mẹ cần cân đối độ lỏng đặc sao cho phù hợp với trẻ.
– Ăn từ ngọt đến mặn: Các loại bột gạo vị ngọt là lựa chọn thích hợp cho bé mới tập ăn vì nó có hương vị gần giống với sữa mẹ. Khi đã quen với ăn dặm và thực phẩm mới thì mẹ hãy nấu bột mặn cho bé.
– Không nêm gia vị vào đồ ăn dặm: Vì thận trẻ dưới 1 tuổi chưa có khả năng lọc hoàn thiện, nên để bé ăn dặm đúng cách thì mẹ không nêm gia vị như người lớn nhé.
Các thực phẩm và chất dinh dưỡng nên bổ sung cho bé
Bên cạnh 4 nhóm dưỡng chất cơ bản, mẹ nên bổ sung thêm vào thực đơn ăn dặm của bé những thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp hỗ trợ phát triển não bộ và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
– Để hỗ trợ phát triển trí não: Mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều DHA & axit folic, i-ốt và sắt như cá hồi, yến mạch, măng tây, cải xoăn… Những dưỡng chất này rất cần thiết trong việc tăng khả năng nhận thức, ghi nhớ và học hỏi của bé.
– Để hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh: Lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp các vitamin nhóm B, kẽm và lợi khuẩn… hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu nguồn dưỡng chất tốt hơn.
– Ba mẹ cũng nên cho bé ăn các loại rau củ như chuối, cải xoăn kale, khoai lang,… cung cấp chất xơ giúp hệ vi sinh đường ruột khỏe hơn, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở giai đoạn ăn dặm.
- [BÁO ZING.VN] Lumiar – trợ thủ giúp mẹ bận rộn chăm lo sức khỏe cả nhà
- Những thực phẩm giúp tăng chiều cao tối ưu cho trẻ
- 4 Môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện
- Để trẻ luôn khỏe trong mùa đông
- Ba mẹ nên cho trẻ chơi gì vào mùa đông?
- CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ VÀO THỜI TIẾT GIAO MÙA
- [BÁO TUOITRE.VN] Lumiar Gain – giúp con tăng cân, tăng chiều cao
- Lumiar vinh danh các shop đạt doanh số tích luỹ 6 tháng đầu năm khu vực miền Bắc
- Gợi ý 10+ loại hoa quả tốt cho trẻ bị táo bón
- Những bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng cho bà bầu