Trong kỳ nghỉ lễ Tết dài, các gia đình thường sẽ có nhiều bữa tiệc và hoạt động du xuân vui chơi. Nhất là các bạn nhỏ sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều đến nhịp sinh hoạt, việc ăn uống sẽ bị “xáo trộn”, do đó nguy cơ bệnh và lây nhiễm bệnh hô hấp, tiêu hóa cũng tăng cao khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu những bí quyết để giúp con thoải mái vui xuân và tránh xa bệnh tật nhé!
Thức ăn ngày tết
Các món ăn ngày Tết thường nhiều dầu mỡ và giàu năng lượng như: bánh kẹo, bánh mứt, các loại hạt, nước ngọt, bánh chưng, bánh tét, giò lụa, giò chả, nước ngọt … Trẻ thường ham chơi và ăn uống không kiểm soát, dẫn đến ăn quá nhiều thức ăn “năng lượng rỗng”. Trẻ thừa cân sẽ tăng cân nhiều, trong khi trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng sẽ càng sụt cân. Do đó, ba mẹ nên cố gắng duy trì lịch trình thông thường với ba bữa ăn chính mỗi ngày và các đồ ăn nhẹ lành mạnh, và chú ý uống đủ nước.
Đối với trẻ thừa cân, béo phì:
– Ba mẹ không nên để bánh mứt, nước ngọt nhiều trên bàn, trong tủ lạnh.
– Nên nhắc nhở bé ăn vừa phải để tránh lên cân quá mức.
– Tránh thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
– Đừng quên nguyên tắc độn rau, củ, quả tươi trước khi ăn bữa chính, nên ăn nhiều rau: canh rau, rau trộn, món lẩu …
– Khuyến khích ăn trái cây ít ngọt như: cam, bưởi, dưa hấu, thơm, táo … vừa giúp dễ tiêu hóa vừa giúp trẻ tăng cường chất xơ và vitamin.
Đối với trẻ biếng ăn, thiếu cân:
– Thức ăn ngọt, bánh mứt: cần khéo léo đưa vào các bữa ăn chính và phụ của bé, tuyệt đối không cho bé ăn lặt vặt. Mặc dù bé không thể ăn được nhiều nhưng viên kẹo, miếng mứt có thể làm bé “no”, nên chỉ cho bé ăn sau khi đã ăn bữa chính.
– Thay thế những thức ăn khác cơm: bánh chưng, miến…để đổi món và cho bé cơ hội nếm thử hương vị tết.
– Mang theo đồ ăn nhẹ lành mạnh khi đi chơi để đề phòng trường hợp trẻ bị nhỡ bữa ăn
– Những trái cây nhiều năng lượng và tốt cho trẻ trong bữa ăn nhẹ: chuối, đu đủ, xoài cát, vú sữa, quýt, lê… và các loại hạt nhiều dầu béo (hạt điều, đậu phộng, hạt dẻ, hướng dương…)
Bé đang bú sữa mẹ:
Các món ăn ngày Tết nhiều đạm, tẩm ướp gia vị và hương liệu, có thể khiến mùi vị sữa thay đổi. Do đó, mẹ cho con bú nên hạn chế những món có nhiều tỏi, tiêu, cà ri… và chú ý uống nhiều nước.
Chú ý vận động
Kỳ nghỉ dài, ba mẹ bận rộn chúc tết, đón khách thăm hỏi, bé sẽ có xu hướng ngồi xem ti vi hoặc điện thoại với rất nhiều chương trình hấp dẫn.
Vì vậy, ba mẹ hãy lưu ý việc vận động cho trẻ, vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ:
– Thay vì cho “ăn thỏa thích” hãy cho trẻ “chạy nhảy thỏa thích”.
– Nên đưa trẻ đến các khu vui chơi giải trí để trẻ có dịp tiêu hao năng lượng qua các trò chơi vận động.
– Đi chơi, vận động vừa phải sẽ giúp trẻ mau đói và thèm ăn; nhưng không nên đi chơi quá nhiều vì quá mệt cũng làm trẻ biếng ăn
Giữ lịch trình giấc ngủ phù hợp
Trẻ thường vui chơi rất phấn khích và khó có thể nghỉ ngơi đầy đủ trừ khi bé đã thấy “kiệt sức”. Việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ cũng rất quan trọng để đảm bảo một sức khỏe tốt.
– Không nên để trẻ thức quá khuya
– Cố gắng cho trẻ ngủ thêm giấc trưa dù thời gian ngắn cũng rất tốt
– Duy trì giờ giấc ngủ, nghỉ càng gần với ngày thường càng tốt. Trẻ ngủ đủ, đúng giấc mới vui vẻ và ăn uống ngon miệng.
- 4 Môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện
- Để trẻ luôn khỏe trong mùa đông
- Ba mẹ nên cho trẻ chơi gì vào mùa đông?
- CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ VÀO THỜI TIẾT GIAO MÙA
- Những thực phẩm giúp tăng chiều cao tối ưu cho trẻ
- [BÁO TUOITRE.VN] Lumiar Gain – giúp con tăng cân, tăng chiều cao
- [BÁO ZING.VN] Lumiar – trợ thủ giúp mẹ bận rộn chăm lo sức khỏe cả nhà
- Người bị đau vai gáy nên ăn gì?
- 6 thực phẩm giúp làm chậm quá trình lão hóa
- Mẹ bầu ăn thế nào là đủ trong thai kỳ?
- Người cao tuổi nên ăn uống thế nào để có giấc ngủ ngon?
- Cách nuôi dạy con thông minh của bố mẹ hiện đại