Nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi là tình trạng cơ thể bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, vấn đề này có thể xảy ra ở trẻ em từ khi còn là bào thai cho đến người đã trưởng thành. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và sự tăng trưởng bình thường của trẻ.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ mà mẹ nên biết để có cách phòng tránh và khắc phục sớm.

Sinh non, thiếu sữa mẹ

Khi người mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh trong thời kỳ mang thai, làm cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung, điều này chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp hợp trẻ sinh non và bị suy dinh dưỡng ngay từ khi sinh ra hoặc bé sinh đủ tháng nhưng cân nặng lại thấp dưới 2.5kg.

Bên cạnh đó, một số trường hợp bé không thể bú mẹ do nhiều nguyên nhân hoặc các bà mẹ bị tắc tuyến sữa hay sữa ít nhưng lại không chú ý bổ sung thêm chế độ dinh dưỡng hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ chính là chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu chất. Cụ thể, nếu khẩu phần ăn của trẻ bị thiếu hụt protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng, điều này không những gây suy dinh dưỡng ở trẻ em mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, nhất là ở những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và ăn bổ sung không hợp lý như: ăn bổ sung sớm, thức ăn đơn điệu, không đủ 4 nhóm thực phẩm.

Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Ở 2 năm đầu đời, nếu trẻ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn như: tiêu chảy, viêm phổi, giun sán… và tái đi tái lại nhiều lần thì không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ trong những năm sau mà còn có nguy cơ suy dinh dưỡng rất lớn. Bởi khi mắc bệnh, trẻ sẽ thường cảm thấy khó chịu và biếng ăn, khẩu phần đưa vào cơ thể thường bị thiếu hụt, đồng thời làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng rất lớn.

Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng còn xuất phát từ các nguyên nhân khác như yếu tố di truyền từ bố mẹ hoặc trẻ sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, không đủ thực phẩm để ăn, dẫn đến trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh.

Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng trẻ em

Một số dấu hiệu giúp mẹ dễ nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng như sau:

– Trẻ biếng ăn hoặc ăn ít, có tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuyên.

–  Bé thường hay quấy khóc, kém hoạt bát và chậm biết đi.

–  Chậm tăng cân hoặc không tăng liên tục trong 2 đến 3 tháng.

–  Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng liên tục trong 2 đến 3 tháng.

–  Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình khi ngủ.

–  Mọc răng chậm, da xanh xao, cơ nhão không săn chắc, tóc thưa, dễ rụng.

–  Dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

– Tăng dần lượng protein và calo cho bé: Với trẻ thấp còi suy dinh dưỡng, mẹ cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

– Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần calo từ 90-150 g/kg/ngày, protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… và có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.

– Bổ sung lượng dầu mỡ, băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm: Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm nên việc bổ sung lượng dầu mỡ cho bé là điều cần thiết mà mẹ nên nhớ. Bên cạnh đó, khi chế biến các món ăn cho bé, mẹ cũng cần lưu ý phải băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm, nêm nếm phù hợp với khẩu vị của trẻ.

– Chia thành nhiều bữa cho bé: Thay vì ngày cho bé ăn 3 bữa, mẹ cũng có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa và cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Trong bữa chính, nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì mẹ có thể cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua hay nửa quả chuối… để vừa với sức của trẻ và trẻ đỡ chán ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *