Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cũng như rối loạn dung nạp Glucose như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội, lối sống và béo phì… trong đó tuổi tác là một yếu tố rất quan trọng.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi. Ngoài ra, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu hoặc lối sống ít vận động.
Đái tháo đường là một trong những bệnh người cao tuổi hay gặp và gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm làm rối loạn hoặc suy giảm các chức năng của cơ thể, nhất là về các bộ phận như mắt, thần kinh, thận, tim và mạch máu.
Thêm vào đó, người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Bởi ngoài các biến chứng về vi mạch và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…) là 2 nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh đái tháo đường còn làm cho họ dễ bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, ngã, gãy xương…
Chế độ chăm sóc người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường
Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các triệu chứng của đường máu cao như: mệt mỏi, khát nước nhiều, đái nhiều,… phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường huyết quá cao. Chính vì vậy, các biện pháp điều trị không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, phấn đấu giảm cân… cần phải được áp dụng kiên trì và liên tục thì sức khỏe của người cao tuổi mới được cải thiện. Cụ thể, người cao tuổi nên thực hiện chế độ sau:
Tập thể dục điều độ: Việc thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng với người cao tuổi. Người chăm sóc nên khuyến khích người bị bệnh đái tháo đường tập thể dục để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đề phòng nhiễm trùng, điều trị ngay các vết thương xây xát tay chân, làm tốt vệ sinh răng miệng…
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường nên ăn uống thanh đạm, ăn nhiều rau xanh, giảm bớt tinh bột, các thức ăn chứa nhiều mỡ có nguồn gốc động vật và thay thế bằng thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, lạc, các sản phẩm dinh dưỡng như Lumiar Diabet giúp ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, nên hạn chế các thức ăn cung cấp chất đường nhanh, chủ yếu là những thức ăn có vị ngọt như bánh, kẹo, trái cây ngọt như mít, xoài, dứa….
Cần chú ý làm giảm cân nếu có béo phì hoặc thừa cân bằng chế độ ăn uống giảm calo nhưng vẫn phải bảo đảm các vitamin, nhất là vitamin nhóm B.
Dùng đúng loại thuốc
Bên cạnh chế độ ăn uống hay sinh hoạt hợp lý thì người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường cần sử dụng đúng các loại thuốc tiểu đường trong Tây Y theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng đúng liều lượng vì thuốc điều trị bệnh tiểu đường nếu sử dụng quá liều sẽ có nguy cơ gây hạ đường huyết nguy hiểm. Nếu dùng không đủ liều sẽ giảm hiệu quả tác dụng của thuốc./.
- 4 Môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện
- Để trẻ luôn khỏe trong mùa đông
- Ba mẹ nên cho trẻ chơi gì vào mùa đông?
- CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ VÀO THỜI TIẾT GIAO MÙA
- Những thực phẩm giúp tăng chiều cao tối ưu cho trẻ
- [BÁO TUOITRE.VN] Lumiar Gain – giúp con tăng cân, tăng chiều cao
- [BÁO ZING.VN] Lumiar – trợ thủ giúp mẹ bận rộn chăm lo sức khỏe cả nhà
- Khám phá vai trò và cách bổ sung Lactose cho trẻ
- Tác dụng tuyệt vời của sữa non với trẻ em
- Bí quyết nấu thức ăn dặm cho con một cách nhanh chóng và khoa học
- Gợi ý 5 món ăn dặm cho trẻ vào mùa hè
- Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non