Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời, được cha ông ta ưa chuộng sử dụng trong việc nuôi con nhỏ. Cách chế biến bao gồm việc xay nhuyễn các loại thức ăn và trộn chung vào loại đồ ăn chính, ban đầu là với bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau, củ để tạo ra các món cháo và bột khác nhau. Cách ăn dặm này khá đơn giản nên được nhiều mẹ lựa chọn áp dụng cho trẻ, và sau đây hãy cùng Lumiar khám phá chi tiết hơn về cách ăn dặm lâu đời này để chăm con hiệu quả nhất trong giai đoạn tập tành làm quen với đồ ăn.
Lưu ý khi bắt đầu cho con ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống hay ăn dặm bé tự chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật… đều có chung các nguyên tắc. Bố mẹ nên quan tâm một số lưu ý sau đây để lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ tốt nhất:
Chỉ tập ăn dặm khi trẻ đã sẵn sàng khoảng từ 4 – 6 hoặc 7 tháng là có thể bắt đầu. Vì tập ăn dặm quá sớm đường tiêu hoá của trẻ sẽ rất khó làm việc, không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng tốt, thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Giai đoạn đầu, mẹ cho bé làm quen với thực ăn nên không nhất thiết ăn nhiều chất, số lượng nhiều ngay từ đầu mà dần dần có thể nâng lên từng cấp một. Ví dụ, từ loại thức ăn lỏng sang thức ăn dạng đặc, từ loại thức ăn mịn đến thức ăn thô và từ một nhóm thức ăn sang nhiều nhóm thức ăn.
Đa dạng thực đơn với các nhóm thức ăn như nhóm tinh bột, nhóm béo, nhóm đạm, nhóm vitamin và chất khoáng cần thiết.
Trong giai đoạn đầu này, ăn dặm chỉ là nguồn năng lượng phụ, nguồn năng lượng chính vẫn là từ sữa mẹ hay Vì thế, trẻ vẫn phải duy trì 400 – 500 ml sữa mỗi ngày, mẹ có thể dùng sữa công thức.
Cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm truyền thống ra sao?
Việc ăn dặm cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, giúp bé phát triển tốt về mặt trí tuệ lẫn thể chất. Do đó, một thực đơn ăn dặm truyền thống cần đảm bảo đầy đủ những chất sau:
- Chất đạm: thịt bò, cá, trứng, phô mai, sữa, các loại đậu,…
- Tinh bột: Các loại ngũ cốc, khoai lang, mì ống, khoai tây, bánh mì…
- Vitamin: Có nhiều trong các loại rau xanh, củ, quả chín.
- Chất béo: Có trong họ đậu, hạt và dầu thực vật như hạt gạo nếp hay gạo tẻ, hạt vừng, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,…
Đây là 4 nhóm dưỡng chất cần thiết và quan trọng nhất. Ngoài ra, trong giai đoạn ăn dặm, bé yêu cũng nên được bổ sung: Chất sắt, Vitamin D, DHA…
Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống
Một số nguyên tắc trong thực đơn ăn dặm truyền thống mẹ cần chú ý:
- Số bữa ăn dặm: 1-2 bữa/ngày. Khi bé cứng cáp hơn, mẹ có thể cho bé ăn trái cây hay sữa chua trong bữa phụ.
- Số bữa uống sữa bột hay sữa mẹ: 3-4 bữa/ngày và tùy theo nhu cầu của trẻ.
- Những món cho bé ăn phải được nghiền nhuyễn hoặc có độ mềm cao.
- Bước đầu cho bé làm quen với bột ăn dặm có vị ngọt một thời gian sau khi quen các mẹ cần chuyển sang bột ăn dặm có vị mặn.
- Tuyệt đối không được cho thêm các loại gia vị của người lớn vào trong khẩu phần ăn dặm của bé.
- Tập cho bé ăn dặm theo trình tự: Bắt đầu từ ngũ cốc (như cháo trắng), tiếp theo là rau củ, quả (ví dụ như: khoai lang, cà rốt, bí đỏ, chuối, bơ…), sau đó đến thịt heo, thịt gà nạc.
- Các bà mẹ nên chú ý tránh cho bé dùng những món ăn, thực phẩm dễ gây dị ứng, như mật ong, đậu phộng,…
Trên đây là một số lưu ý về cách ăn dặm truyền thống mà mẹ có thể áp dụng cho con khi con đã sẵn sàng ăn dặm. Trong quá trình ăn dặm, mẹ phải kiên nhẫn và vất vả hơn rất nhiều, chúc hai mẹ con trải qua hành trình ăn dặm nhàn tênh, thoải mái.
- 4 Môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện
- Để trẻ luôn khỏe trong mùa đông
- Ba mẹ nên cho trẻ chơi gì vào mùa đông?
- CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ VÀO THỜI TIẾT GIAO MÙA
- Những thực phẩm giúp tăng chiều cao tối ưu cho trẻ
- [BÁO TUOITRE.VN] Lumiar Gain – giúp con tăng cân, tăng chiều cao
- [BÁO ZING.VN] Lumiar – trợ thủ giúp mẹ bận rộn chăm lo sức khỏe cả nhà
- Dinh dưỡng và sự phát triển trí não của trẻ
- Bật mí những mẹo giúp trẻ bớt lười ăn rau
- Mách nhỏ mẹ bầu những bài mát-xa hiệu quả
- Lưu ý khi cho trẻ nằm điều hoà
- Chọn sữa chua nào cho người bệnh đái tháo đường?