Tiểu đường là một trong số các bệnh chuyển hóa phổ biến nhất hiện nay, và đa số người mắc sẽ phải dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu bên cạnh các phương pháp duy trì sức khỏe bằng cách tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh. Mặc dù trái cây nói chung là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng một số loại trái cây có lượng đường tự nhiên cao và ăn quá nhiều sẽ không tốt cho người mắc tiểu đường. Một trong số đó là đu đủ – loại trái cây được rất nhiều người ưa thích. Vậy bị tiểu đường có được ăn đu đủ hay không?
Đu đủ và bệnh tiểu đường
Trái cây có vị ngọt tự nhiên dĩ nhiên sẽ có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, và nhiều người có thể nghĩ rằng ăn trái cây là vượt quá giới hạn cho phép của bản thân. Tuy nhiên, trái cây thực sự là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và hoàn toàn có thể ăn một cách điều độ để vẫn đảm bảo sức khỏe.
Lượng đường trong đu đủ là bao nhiêu?
Trung bình, một cốc nước ép đu đủ tươi chứa khoảng 11g đường. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tất cả mọi người nên hạn chế lượng đường tiêu thụ hàng ngày không quá một nửa lượng calo “tùy ý” hàng ngày, hay có thể hiểu là không quá một nửa lượng calo đến từ các món ăn, thực phẩm không phải từ bữa ăn chính. Đối với hầu hết phụ nữ, không nên ăn quá 100 calo mỗi ngày – tức là khoảng 6 muỗng canh đường. Đối với nam giới, không nên quá 150 calo mỗi ngày – tức khoảng 9 muỗng cà phê đường.
Chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết là một giá trị được chỉ định cho các loại thực phẩm khác nhau và sẽ cho biết một loại thực phẩm nhất định làm tăng lượng đường trong máu nhanh như thế nào. Điều này hữu ích đối với những người mắc bệnh tiểu đường đang cố gắng giữ đường huyết trong phạm vi cho phép. Theo các nhà khoa học, đu đủ đcó chỉ số GI là 60, vì vậy nó không làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh.
Thực phẩm có GI thấp là các thực phẩm có chỉ số GI từ 20 đến 49, có GI vừa phải là 50 đến 69 và có GI cao là 70 đến 100.
Lợi ích tiềm năng của đu đủ
Đu đủ không chỉ là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường vì chỉ số GI ở mức trung bình mà thậm chí chúng còn có thể làm giảm lượng đường trong máu. Theo một số báo cáo, đu đủ có thể có tác dụng hạ đường huyết cho cơ thể. Trái cây có chứa flavonoid –chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Giá trị dinh dưỡng của đu đủ tươi nhỏ (theo USDA):
– Chứa khoảng 67 calo.
– 2,67 gam chất xơ, tương đương 10% giá trị hàng ngày cần thiết
– 286 miligam kali, tương đương 6,08% giá trị hàng ngày cần thiết
– 95,6 mg vitamin C, tương đương 106,2% giá trị hàng ngày cần thiết
– 33 mg magiê, tương đương 8% giá trị hàng ngày cần thiết
– 31 mg canxi, tương đương 3,1% giá trị hàng ngày cần thiết
Các lựa chọn có thể thay thế đu đủ
Mặc dù đu đủ có chỉ số GI ở mức trung bình, tuy nhiên việc ăn nhiều các thực phẩm nhóm này có thể không tốt. Theo đó, các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp hơn có thể phù hợp hơn. Bao gồm: táo, mơ, việt quất, lê, bưởi, mận, quýt, mâm xôi, lê, dâu tây, nam việt quất… Tuy nhiên, điều độ là chìa khóa của mọi vấn đề. Do vây, nên cố gắng chỉ ăn một hoặc hai miếng trái cây mỗi ngày đối với những người mắc tiểu đường.
- Những thực phẩm giúp tăng chiều cao tối ưu cho trẻ
- 4 Môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện
- Để trẻ luôn khỏe trong mùa đông
- Ba mẹ nên cho trẻ chơi gì vào mùa đông?
- CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ VÀO THỜI TIẾT GIAO MÙA
- [BÁO TUOITRE.VN] Lumiar Gain – giúp con tăng cân, tăng chiều cao
- [BÁO ZING.VN] Lumiar – trợ thủ giúp mẹ bận rộn chăm lo sức khỏe cả nhà
- Trẻ cần bao nhiêu Protein mỗi ngày?
- [Theo Afamily] Lumiar đạt giải thưởng “Thương hiệu tiêu biểu Việt Nam 2023”
- 8 mẹo giúp bé ngủ ngon sâu giấc và không bị giật mình
- Bổ sung sữa chua cho trẻ và những điều mẹ cần biết