Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần được trau dồi để phát triển trong xã hội hiện đại. Ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ nên tạo điều kiện để trẻ rèn luyện kỹ năng này, giúp trẻ sớm làm quen, xây dựng và mở rộng các mối quan hệ xung quanh mình.
Những cách giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp xã hội hay còn được hiểu là giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ là một trong những yếu tố quyết định tâm sinh lý của trẻ nhỏ. Trẻ thụ động và ngại giao tiếp sẽ có xu hướng dễ bị tự kỷ và thường có suy nghĩ tiêu cực khi lớn lên. Vì vậy để trẻ có thể xây dựng tốt kỹ năng giao tiếp xã hội, biết cách truyền đạt thông tin cũng như có thể hiểu được những điều mà người lớn nói, phụ huynh cần sử dụng các phương pháp như:
Sử dụng hình ảnh
Đối với trẻ chưa phát triển về mặt ngôn ngữ thì việc hướng dẫn trẻ thông qua hình ảnh là chính. Hình ảnh ở đây không chỉ là những hình ảnh trên sách vở, báo chí, truyện tranh mà đó còn là những hành động của ba mẹ được lưu lại trong tâm trí của các con. Chính vì thế, phụ huynh nên đảm bảo mình luôn cư xử đúng mực khi ở gần trẻ vì trẻ thường có thói quen bắt chước người lớn.
Bên cạnh đó, việc cho trẻ xem truyện tranh có hình ảnh tươi vui, phù hợp cũng sẽ giúp trẻ có những cảm xúc tích cực, hoặc cho trẻ xem chính những khoảnh khắc mà trẻ đang cười, giận dỗi, khóc nhè… để giúp trẻ biết cách diễn tả cảm xúc và làm chủ cảm xúc khi lớn lên.
Ngoài ra, việc đưa trẻ đến những nơi công cộng như: công viên, siêu thị, nhà sách… còn là cách giúp trẻ thu thập thêm các “dữ kiện” hình ảnh, âm thanh vào trong não bộ, để làm phong phú hơn những trải nghiệm và vốn từ ngữ.
Giúp trẻ nhận biết hành vi ứng xử phù hợp
khi, phụ huynh nên tạo điều kiện để trẻ được bộc lộ những sở thích cá nhân và có những hành vi tự chủ như: để con lựa chọn món ăn mà con yêu thích, lựa chọn quần áo mà hôm nay con muốn mặc… Những điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn so với việc áp đặt hoặc quá cưng chiều sẽ dễ khiến trẻ có những nhận thức sai lệch, lâu dần sẽ trở thành thói quen xấu khó thay đổi, khó kết giao bạn bè xung quanh.
Hơn nữa, phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ những hành vi ứng xử lễ phép và thể hiện một cách tự nhiên, giải thích cho trẻ vì sao trẻ cần làm điều đó. Đặc biệt là những điều ba mẹ dạy cho trẻ thì chính bản thân của ba mẹ cũng phải nghiêm túc thực hiện để làm gương cho các con.
Học đi đôi với hành
Giao tiếp là kỹ năng không dừng lại ở mặt lý thuyết mà còn đòi hỏi người học phải thực hành. Bởi vì ngoài khả năng bắt chước, trẻ cũng có những nhận thức riêng nếu người lớn “nói một đằng, làm một nẻo”. Vì vậy, không có bài học nào tốt hơn bằng chính những hành động thiết thực của ba mẹ chứng minh cho lời sự dạy dỗ của mình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng dạy trẻ bằng những lời hoa mỹ mà yếu tố chính trong việc dạy trẻ là tính trung thực, thẳng thắn trình bày vấn đề. Trong độ tuổi mầm non, việc đánh giá một đứa trẻ có khả năng giao tiếp xã hội tốt chỉ cần dừng lại ở những điều cơ bản như:
– Biết nói lời xin lỗi và cảm ơn
– Không nói leo
– Biết xin phép khi sử dụng đồ vật của người khác
– Biết thưa gửi khi gặp ông bà, cha mẹ hoặc người lớn
- 4 Môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện
- Để trẻ luôn khỏe trong mùa đông
- Ba mẹ nên cho trẻ chơi gì vào mùa đông?
- CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ VÀO THỜI TIẾT GIAO MÙA
- Những thực phẩm giúp tăng chiều cao tối ưu cho trẻ
- [BÁO TUOITRE.VN] Lumiar Gain – giúp con tăng cân, tăng chiều cao
- [BÁO ZING.VN] Lumiar – trợ thủ giúp mẹ bận rộn chăm lo sức khỏe cả nhà
- Những bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng cho bà bầu
- Người bị đau vai gáy nên ăn gì?
- Cách nuôi dạy con thông minh của bố mẹ hiện đại
- Các cách làm giảm đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
- Tuyệt chiêu bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ