Một chế độ ăn nhiều rau, trái cây và protein lành mạnh sẽ có lợi ích đáng kể cho những người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Bên cạnh đó, cân bằng một số loại thực phẩm có thể giúp duy trì sức khỏe, cải thiện sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường
Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường đảm bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng để có thể vừa điều chỉnh được đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, vừa đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp.
– Đủ nhu cầu năng lượng.
– Đủ hàm lượng đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ hợp lý.
– Không làm tăng đường máu sau bữa ăn và hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
– Hạn chế được các rối loạn chuyển hóa.
– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
– Đơn giản, tiện lợi và không quá đắt tiền.
Những nhóm thực phẩm có lợi cho người tiểu đường
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ bao gồm tất cả các phần của thực phẩm thực vật mà cơ thể bạn không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ. Chất xơ điều tiết cách cơ thể bạn tiêu hóa và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ bao như: rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc,… sẽ là nguồn dinh dưỡng tốt cho người bệnh tiểu đường.
Nguồn chất béo thực vật
Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn dầu thực vật (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu) vì dầu chứa nhiều axít béo không no cần thiết cho cơ thể. Hạn chế dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.
Acid béo Omega 3
Các loại cá giàu acid béo không no Omega 3 như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ,… rất giàu DHA và EPA thành phần chính trong Omega 3, DHA, EPA giúp bảo vệ các tế bào thành mạch máu, giúp giảm các dấu hiệu viêm cũng như cải thiện chức năng hoạt động của động mạch sau khi ăn, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Nên sử dụng các món cá nướng thay vì tẩm bột chiên để làm giảm lượng carbohydrate và hạn chế lượng calo được cung cấp thêm.
Sữa chua
Vi khuẩn trong sữa chua có tác dụng hỗ trợ hoạt động của dạ dày để tránh phát triển các độc tố gây béo phì. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng sữa chua mỗi ngày để kiểm soát bệnh tốt nhất.
Bột yến mạch
Yến mạch là thực phẩm chứa nhiều chất xơ có tác dụng giảm đường sau bữa ăn, tăng công hiệu của insulin, đặc biệt là chất xơ tan trong nước rất tốt vì nó ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột và làm giảm đường trong máu tới 30%. Chất xơ có thể làm giảm triglyceride và mỡ xấu LDL và làm tăng mỡ lành HDL, có hiệu quả tốt với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.
Chính vì vậy, ăn bột yến mạch nguyên chất không thêm đường là một lựa chọn tuyệt vời để kiểm soát lượng đường trong máu.
Nên chọn loại hạt yến mạch chỉ bỏ vỏ, cám yến mạch hoặc yến mạch cắt thép là dạng yến mạch ít được chế biến nhất. Bỏ qua yến mạch ăn liền thường được tinh chế cao và thiếu chất xơ.
- 4 Môn thể thao giúp trẻ phát triển toàn diện
- Để trẻ luôn khỏe trong mùa đông
- Ba mẹ nên cho trẻ chơi gì vào mùa đông?
- CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ VÀO THỜI TIẾT GIAO MÙA
- Những thực phẩm giúp tăng chiều cao tối ưu cho trẻ
- [BÁO TUOITRE.VN] Lumiar Gain – giúp con tăng cân, tăng chiều cao
- [BÁO ZING.VN] Lumiar – trợ thủ giúp mẹ bận rộn chăm lo sức khỏe cả nhà
- Khám phá vai trò và tác dụng của sắt đối với trẻ em
- Xây dựng thực đơn cho người bệnh tim
- Vì sao nên bổ sung vitamin nhóm B cho bé?
- Mẹ bầu ăn thế nào là đủ trong thai kỳ?
- Lưu ý khi cho trẻ nằm điều hoà