Trình tự các nhóm thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm của bé

Ăn dặm là giai đoạn bất kì bé nào cũng phải trải qua trong đời và câu chuyện ăn dặm của con thuận lợi hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ của người mẹ. Vì vậy, để có được một chế độ ăn dặm khoa học và hợp lý, mẹ nên tham khảo thêm cách sắp xếp trình tự các nhóm thực phẩm trong giai đoạn này cho bé dưới đây.

Ở mỗi độ tuổi nhu cầu về dinh dưỡng của con là không giống nhau. Ở mỗi giai đoạn, mẹ cần cho bé làm quen với từng nhóm thực phẩm phù hợp nhằm giúp hoàn thiện vị giác và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, khi có con nhỏ trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ cần nhớ rõ 2 nguyên tắc

–  Ăn từ loãng tới đặc

–  Ăn từ ngọt sang mặn giúp con ăn ngon hơn và luôn khỏe mạnh.

Mẹ có thể tham khảo trình tự các nhóm thực phẩm ăn dặm theo từng giai đoạn dành cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên như sau:

Trình tự các nhóm thực phẩm dành cho bé từ 6 – 7 tháng tuổi

Đây được coi là giai đoạn khởi động chặng đường ăn dặm của bé, nếu mẹ không biết cách vận hành cỗ máy dinh dưỡng đúng chuẩn và đều đặn có thể khiến bé gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ trong tương lai. Trong giai đoạn này, mẹ chỉ nên cho bé tập làm quen với hai nhóm thực phẩm chất bột đường và nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất.

Các bé khi bắt đầu ăn dặm phải trải qua quá trình tập làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa, do đó, mẹ nên cho bé ăn các món ăn chế biến hoặc kết hợp với sữa để bé dễ hợp tác. Sau đó, mẹ tiếp tục cho bé với hành trình làm quen với nhóm bột đường (có nhiều trong các loại ngũ cốc và củ như khoai lang, khoai môn, gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, ngô…) và rau củ.

Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, vì vậy nên chuẩn bị cho con các món ăn ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng và nhiều nước như bột hoặc súp…Một số món ăn dặm thích hợp với bé từ 6 – 7 tháng tuổi như khoai tây/khoai lang xay nhuyễn/ninh nhừ trộn với sữa mẹ/sữa bột pha sẵn; ruột bánh mì với sữa pha sẵn; một số loại rau lá như rau ngót, cải bó xôi, bí đỏ… và một số loại trái cây có vị ngọt và màu sắc bắt mắt. Dưới đây là những món cháo súp thơm ngon, giàu dinh dưỡng mẹ cùng tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của con

Trình tự các nhóm thực phẩm dành cho bé từ 7 – 12 tháng tuổi

Sau hơn 1 tháng tập dượt với “kế hoạch” ăn dặm của mẹ, hệ tiêu hóa của bé đã dần ổn định và hoàn thiện hơn, từ tháng thứ 7 trở đi, ngoài nhóm chất bột đường và nhóm các thực phẩm bổ sung vitamin khoáng chất, mẹ có thể bổ sung thêm một số nhóm thực phẩm chứa đạm, chất béo vào thực đơn hàng ngày của bé.

Đối với nhóm đạm: Bước đầu, mẹ có thể cho bé tập làm quen với các loại thịt, mẹ nên chọn thịt heo nạc, thịt bò xay nhuyễn, nấu chín kĩ với bột hoặc cháo để con tập ăn. Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung thêm đạm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ… Đây là các chất đạm thực vật, rất tốt với sự phát triển của bé. Đối với các loại thủy – hải sản, mẹ nên bắt đầu từ các thực phẩm như lươn, ếch, cá sông… Sau khi bé đã quen và ăn được các thực phẩm đó, mẹ có thể thử nghiệm với tôm, cá biển. Tuy nhiên, đây là nhóm thực phẩm rất dễ gây dị ứng, do đó, mẹ cần có bước thử từng chút một cho con, tránh ăn dồn dập nhiều quá cùng một lúc, gây dị ứng hải sản cho trẻ nhỏ.

Đối với nhóm chất béo: Đây là nhóm dưỡng chất quan trọng giúp bé phát triển toàn diện hơn mỗi ngày, do đó, mẹ tuyệt đối không được bỏ qua nhóm dưỡng chất này khi lên thực đơn cho bé. Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật theo tỉ lệ 70% và 30%. Mẹ có thể tham khảo một số cách thêm dầu/mỡ đơn giản như sau:

– Dầu ăn: Các món ăn hoặc cháo đã nấu chín bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một vài thìa dầu ăn/dầu mè/dầu ô liu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.

– Bơ đậu phộng: Trong 100g đậu phộng, có 50g chất béo. Mẹ có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mì cho con ăn sáng. Mỗi tuần bé chỉ nên ăn 2 lần bơ đậu phộng.

– Phô mai: trong 100g phô mai có 33g chất béo. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng phô mai vào bữa ăn nhẹ buổi chiều hoặc sẽ cho bé ăn bánh mỳ quết phô mai cũng rất tốt hoặc đổ phô mai lên trên bơ đậu phộng vì món này quen thuộc với các bé.

– Một số loại thực phẩm giàu chất béo cho trẻ: lạc, vừng, các loại đậu, hạnh nhân…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *