Bật mí 8 cách phát triển trí não cho trẻ sơ sinh

Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách trong những năm tháng đầu đời vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của con sau này. Theo đó, cha mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đồng thời nắm được cách chơi với trẻ sơ sinh đúng chuẩn theo từng giai đoạn để thúc đẩy con hoàn thiện trí não, tư duy nhạy bén.

Hát và đọc sách với trẻ

Cùng cha mẹ ca hát và đọc sách hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như tạo điều kiện cho bé làm quen với mặt chữ, đẩy mạnh sự phát triển của não bộ, thúc đẩy khả năng phản hồi với âm thanh, cải thiện hoạt động thị giác, gắn bó con cái với cha mẹ… Theo đó, phụ huynh cân nhắc lựa chọn những bài ca đồng dao hoặc nhạc thiếu nhi vui tươi, dễ nhớ và sách, truyện có hình ảnh minh họa sinh động nhằm kích thích sự hứng thú, tò mò của con.

Cho trẻ nghe nhạc

Mẹ có thể lựa chọn các bài nhạc nhẹ nhàng, êm dịu như nhạc cổ điển, nhạc trữ tình, nhạc giao hưởng… để mở cho trẻ nghe trước khi đi ngủ. Sau đó, mẹ từ từ bế con ở tư thế đầu con tựa vào vai mẹ và đung đưa theo giai điệu bài hát. Đây vừa là cách phát triển trí não cho trẻ sơ sinh, kích thích giác quan cảm nhận âm thanh, vừa giúp gắn kết tình cảm mẹ con bền chặt hơn.

Chơi ú òa với bé

Thêm một cách phát triển trí não cho trẻ sơ sinh hiệu quả là cùng con chơi ú òa. Cha mẹ chỉ cần sử dụng tay hoặc bất kỳ đồ chơi yêu thích của con để che khuôn mặt mình lại, sau đó bất ngờ lộ mặt ra, nhìn thẳng vào mắt con và phát ra âm thanh “ú òa” để làm con ngạc nhiên và phấn khích. Có thể thấy, trò chơi tuy đơn giản, có thể thực hiện bất cứ thời gian nào nhưng lại mang đến tiếng cười khoái chí và kích thích hoạt động não bộ của trẻ tối ưu.

Trò chuyện cùng con

Cha mẹ nên dành một khoảng thời gian cố định trong ngày để trò chuyện cùng bé yêu. Bởi lẽ, đây là cơ hội tốt cho con làm quen với âm thanh, tăng khả năng nhận diện khuôn mặt và kích thích thái độ ham học hỏi của bé khi tập nói bi bô theo người lớn. Cụ thể, cha mẹ hãy thử nói từng âm đơn như “bố”, “mẹ”, “bà”… và đợi con bắt chước theo; hoặc cho trẻ nhìn thấy hình ảnh đồ vật, trái cây, màu sắc… quen thuộc và gọi tên hoặc nhận diện chúng.

Cho bé chơi xếp đồ vật

Xếp đồ vật là trò chơi hỗ trợ trẻ rèn luyện sự linh hoạt của đôi bàn tay, thúc đẩy phát triển xúc giác, từ đó tăng khả năng nhận thức và biết phân biệt những đồ dùng xung quanh mình. Theo đó, có rất nhiều cách chơi sắp xếp đồ vật khác nhau cho phụ huynh tham khảo như xếp đồ vật lên nhau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, sắp xếp đồ vật (như chén, đũa, muỗng…) vào đúng vị trí, nhận diện các khối hình học cơ bản (như hình vuông, hình tam giác, hình tròn…)…

Âu yếm và massage trẻ

Âu yếm và massage nhẹ nhàng cho bé yêu mỗi ngày vừa giúp gia tăng tình cảm giữa cha mẹ với con cái, vừa là cách giúp trẻ phát triển trí não và thể chất tối ưu. Cụ thể, ngoài các hành động âu yếm, vuốt ve, hôn…, cha mẹ hãy thử một số động tác massage sau để bé ăn ngon, ngủ ngon hơn:

– Massage mặt: Mẹ xoa hai bàn tay vào nhau để làm ấm trước. Sau đó lấy hai ngón tay cái vuốt nhẹ phần da phía trên môi theo chiều ngang và kéo về hai gò má.

– Massage ngực: Mẹ đặt hai bàn tay lên ngực bé, vuốt nhẹ theo chiều dọc từ trên xuống hoặc từ giữa ngực ra hai bên xương sườn và ngược lại.

– Massage chân: Mẹ dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay trái đặt vào phần gót chân bé, tiếp theo đó xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và tương tự với bên chân còn lại.

Bế trẻ đi dạo bên ngoài

Việc đưa trẻ sơ sinh ra ngoài thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích như tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho mẹ và bé; tạo điều kiện cho con tiếp xúc với thế giới xung quanh, từ đó mở mang tầm mắt và kiến thức; giúp con hấp thu vitamin D để phát triển hệ xương – răng và tăng chiều cao… Tuy nhiên, cha mẹ cần lựa chọn thời điểm trẻ cảm thấy thoải mái nhất (thường là sau khi thay tã hoặc chiều mát, sau giấc ngủ trưa,) và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết (như tã, quần áo, sữa…).

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Bên cạnh dinh dưỡng, giấc ngủ giữ vai trò rất quan trọng với sự phát triển thể chất và trí não của trẻ sơ sinh. Cụ thể, khi trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc, các hormon tăng trưởng và tế bào não được sản sinh nhiều nhất, qua đó bé phát triển chiều cao, cân nặng và tăng khả năng tiếp thu, học hỏi hiệu quả. Ngược lại, nếu bé bị rối loạn giấc ngủ, ngủ ít, đi ngủ trễ sau 10 giờ tối hoặc ngủ không sâu giấc (do ăn quá no/quá đói trước khi ngủ, quần áo quá chật, nằm sai tư thế…) thì có khả năng đối mặt với nguy cơ gặp phải vấn đề rối loạn ngôn ngữ sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *