Thời gian tắm nắng cho trẻ bao lâu là đủ?

Vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hấp thu canxi và phospho từ ruột. Khi cơ thể bị thiếu Vitamin D sẽ huy động canxi từ xương và làm xương mềm và biến dạng, gây ra hiện tượng còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Tắm nắng cho em bé chính là cách kích thích tổng hợp vitamin D3 hiệu quả và giúp ích cho quá trình phát triển hệ xương của trẻ.

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, thời gian tắm nắng cho bé tốt là trước 9h sáng, nhưng nếu bỏ lỡ thời gian này, bạn hoàn toàn có thể tắm nắng cho bé vào buổi chiều.

Tắm nắng cho trẻ bao lâu là đủ?

Khoảng 1-2 tuần sau khi sinh, trẻ đã có thể được cho tắm nắng nhằm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ sữa mẹ. Từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng là khoảng thời gian ánh nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời khá yếu, thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Ngoài ra, không khí buổi sáng còn rất trong lành, cũng như ánh nắng lúc này cũng không đủ mạnh để gây tổn thương cho làn da mỏng manh của em bé. Do đó cho trẻ sơ sinh ra ngoài phơi nắng từ 20-30 phút mỗi buổi sáng hàng ngày được rất nhiều bác sĩ khuyến khích thực hiện. Với những trẻ lần đầu tắm nắng thì chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút và tăng dần thời lượng khi đã quen.

Thời gian cụ thể còn tùy thuộc vào vị trí địa lý và các mùa trong năm, chẳng hạn như:

– Mùa hè: Nắng sẽ lên sớm hơn và gay gắt hơn, phụ huynh nên tranh thủ cho bé tắm nắng trước 7h sáng để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ. Khoảng 6-7h sáng là thời gian lý tưởng khi mặt trời vừa mọc lên những tia nắng đầu tiên, sau đó không nên bế bé ra ngoài nữa.

– Mùa thu: Trời se lạnh nên có thể tắm nắng muộn hơn thời gian trên, nhưng vẫn không nên trễ hơn 9h sáng.

– Mùa đông: Điều kiện thời tiết lúc này thường nhiều mây, khí hậu lạnh, mặt trời lên muộn và ánh nắng yếu. Do đó, bố mẹ nên đợi đến khi thời tiết ấm hơn mới bế bé ra tắm nắng.

Có nhiều trường hợp bố mẹ bận đi làm hoặc vì một lý do nào đó không thể tắm nắng cho con vào buổi sáng. Do đó thắc mắc nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ chiều cũng được nhiều người quan tâm. Phụ huynh vẫn có thể cho bé tắm nắng vào buổi chiều sau 16 giờ, khi ánh nắng đã yếu và dịu đi.

Thời gian không để trẻ tiếp xúc với ánh nắng

Bố mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý về thời gian để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách mà không gây tổn thương da cũng như khiến bé dễ mắc bệnh, bao gồm:

– Khoảng thời gian sau 9h sáng đến khi ánh nắng chiều còn mạnh: Lúc này tia cực tím từ mặt trời xuất hiện nhiều nhất, tuyệt đối không cho bé phơi nắng hay thậm chí là tiếp xúc với ánh nắng.

– Tắm biển dưới ánh nắng gắt: Không chỉ với những em bé sơ sinh mà cả trẻ nhỏ dưới 8-9 tuổi cũng không nên chơi đùa dưới ánh nắng quá gay gắt, đặc biệt khi đi biển để phòng tránh một số căn bệnh nguy hại.

– Những ngày nắng nóng quá oi bức: Phụ huynh nên hạn chế cho con tắm nắng vào lúc này để hạn chế nguy cơ mất nước do bé sẽ bị đổ nhiều mồ hôi hoặc các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng.

– Những ngày thời tiết quá lạnh: Ngược lại, khi nhiệt độ hạ thấp hay khi trời nhiều gió, em bé sơ sinh cũng không cần thiết tắm nắng nhằm ưu tiên đảm bảo sức khỏe.

– Khi thời tiết giao mùa: Vào thời điểm này, khí hậu biến đổi thất thường dễ khiến bé bị bệnh, vì thế cha mẹ không nên bế bé ra ngoài tắm nắng.

Lưu ý khi tắm nắng cho trẻ

Ngoài quan tâm đến thời gian nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ trong ngày, phụ huynh cũng có thể tham khảo một số hướng dẫn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách sau đây:

– Em bé sau sinh 1 đến 2 tuần đã có thể bắt đầu tắm nắng mỗi ngày.

– Ban đầu chỉ nên cho trẻ phơi nắng khoảng 10 phút, sau đó tăng dần lên. Tuy nhiên, cả trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ đều không được tắm nắng quá 20 phút một lần.

– Nơi tắm nắng cho trẻ cần yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh gió lùa và khói bụi.

– Hạn chế để ánh nắng chiếu thẳng trước mặt, vào mắt hoặc đầu của bé vì có nguy cơ ảnh hưởng đến não.

– Tia nắng mặt trời phải chiếu trực tiếp lên da của bé thì mới phát huy tác dụng, do đó nên cởi bỏ quần áo cho bé khi tắm và không phơi nắng qua cửa kính.

– Để nắng chiếu lên hai chân, sau đó từ từ cho bé nhận ánh nắng từ phía sau lưng.

– Khi bé bị ốm hoặc khi trời lạnh nên ngừng tắm nắng, nếu vẫn muốn tiếp tục cần phải cho bé mặc kín, chỉ để lộ phần bắp chân, đùi và cánh tay.

– Lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung sau khi tắm nắng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *